KHI BỊ SỐT NẶNG HAY SỐT RÉT, LẠNH XƯƠNG SỐNG Ở TRẠI.
( Người nghiên cúu : LÊ PHỈ, 85 tuổi
Cựu Giáo sư Hiệu trưởng Trung–học VIỆT ANH -ĐALAT
Hội viên Hôi Châm cứu Việt nam
2,Hai Bà Trưng Đalat
Điện thoại (84) 633 821 408 Trong nước : 0633-821 408
Mobile : (84)913 668 117 Trong nước : 0913 668117
Email : lephi@hcm.vnn.vn
).Thường thường trong sách cứu thương của hướng đạo muốn chữa trị các cơn sốt, nhức đầu, cảm nặng hay sốt rét trong buổi họp, tại trại trong lúc đang đi trên đường thì việc phải làm ngay là:
Tìm chỗ ngồi nghỉ.
Tìm và uống ngay thuốc cảm hay thuốc sốt
Xoa bóp hay xoa các loại dầu.
Những cách làm này nếu có hiệu quả thì phải mất nữa giờ tuỳ theo thuốc uống hay dầu xoa bóp.
Trong loạt bài đầu tiên của loạt bài cấp cứu không dùng thuốc mà dùng các phương pháp ấn, day, xoa, xát và nếu cần thì châm hay chích lễ tại chỗ. Nếu làm đúng hướngdẫn thì cơn đau hay cơn sốt sẽ hạ xuống 10 phút trở đi mà không cần dùng thuốc uống gì cả.
Chỉ cần xem đồ hình sau đây và thực hiện đúng (nếu không được chính xác thì hiệu quả cũng có ít đi. Làm quen độ 2, 3 lần thì độ chính xác sẽ lớn hơn và cơn đau sẽ diệu ngay).
Cách chữa trị:
Đặt bệnh nhân nằm sấp lại
Hai tay hoặc co lại trên đầu hoặc duỗi lên trên đầu.
Cuốn áo ngang lên vai để toàn lung sẵn sang xoa xát.
Hai bàn tay đan ngón vào nhau.
Dùng hai lường bàn tay để dưới vai tựa lên hai lường lưng (hai bên xương sống cách xương sống 4cm mỗi bên (xem hình vẽ))
Vừa kéo vừa xát từ vai xuống thắt lung 30 hay 40 lần. Xoa xát mạnh cho thật nóng lung
Sauk hi xát đủ 30 hay 40 lần thì lấy hai ngón tay trỏ và ngón giữa đặt vào các huyệt 1,2 ở hai bên chỗ lõm đốt sống ngay thắt lung (lung quần) rồi day, ấn mạnh 30 lần.
Lấy ngón tay trỏ tìm chỗ lõm ở đốt sống ngay phía trên rồi dùng hai ngón tay ban nãy ấn day hai huyệt 3,4 ngay trên hai huyệt 1, 2 40 cái mạnh.
Bỏ một đốt rồi dần lên đốt trên, tiếp tục tìm hai chỗ lõm và lấy hai ngón tay ấn à day 30 cái. Cứ như thế ( bỏ 1 đốt rồi làm ngay đốt tiếp theo cho lên đến gần vai) ta tiếp tục dùnghai ngón tay ấn và day. Khi gần lên đến vai thì ấn và day hai đốt lien tiếp.
Sau khi xát, ấn và day đủ 8 huyệt hai bên xương sống thì bệnh nhân đã thấy nhẹ người và bớt sốt. Nếu sờ lung mà còn nóng và bệnh nhân còn sốt cao thì kiếm một cây kim may lấy cồn lau mũi kim và lễ cho chảy một giọt máu nhỏ ở các huyệt vừa bấm xong. Cứ mỗi huyệt chỉ cần nặn ra một tí máu thì cơn sốt sẽ hạ ngay và bệnh nhân có thể thấy như đã khỏi bệnh.
Nếu ấn day và lễ không chính xác thì bệnh sẽ thuyên giảm nhưng không khỏi được ngay.
Lời dặn phải xem đồ hình that kỹ và tìm bấm các huyệt từ thắt lưng lên đến vai (8 huyệt mỗi bên) rồi mới bắt đầu ấn, day và chích lễ.
Dù là cơn sốt rét hay cơn sốt thương hàn cũng hạ sốt ngay. Người bị rét dọc xương sống cũng sẽ thấy ấm lên sau khi xát và bấm, day huyệt.
Các lời khuyên giữ sức khoẻ
CÁC LỜI KHUYÊN CỦA CÁC BẬC THẦY TRONG Y HỌC CỒ TRUYỀN
14 ĐIỀU LÀM TỔN THƯƠNG SỨC KHOẺ
1. Tài kém mà cố suy nghĩ để làm;
2. Lực không kham mà cố gắng vương lên;
3. Lo sâu, oán nặng;
4. Thương xót, tiều tụy;
5. Mừng giận quá độ;
6. Lòng ham muốn nôn nóng;
7. Lo lắng, áy náy;
8. Bàn chuyện, cười nói lâu;
9. Ngủ ngáy, nghỉ ngơi thất thường;
10. Rán sức dương cung, bắn ná;
11. Say rượu, mê man, nôn mữa;
12. Ăn no, nằm ngay;
13. Nhảy chạy, thở dốc;
14. Reo cười, khóc lóc;
21 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM
1. Không đi vội vả;
2. Tai không nghe đến chán;
3. Mắt không nhìn đến mỏi;
4. Ngồi không lâu;
5. Đứng không lâu;
6. Sắp lạnh đã mặc áo;
7. Sắp nực đã cởi áo;
8. Không làm việc đến cực nhọc;
9. Không ngồi đứng nhàn rỗi;
10. Không đổ mồ hôi đầm đìa;
11. Không cố nhìn xa;
12. Không uống rượu trước gió;
13. Không tắm gội nhiều;
14. Mùa đông không muốn quá ấm;
15. Mùa hè không muốn quá mát;
16. Mùa xuân không muốn xông pha gió bụi;
17. Mùa thu không muốn dãi dầu ẫm thấp;
18. Không nằm trơ dưới trăng sao;
19. Không quạt trong giấc ngủ;
20. Khi lạnh nhiều, nóng dữ không xông pha;
21. Khi mưa to gió lớn không xông pha.
NÊN
Bỏ giận dữ để nuôi dưỡng TÍNH. Ít lo nghĩ để nuôi dưỡng THẦN. Bớt nói năng để nuôi dưỡng KHÍ. Chận ham muốn đển nuôi dưỡng TÂM.
QUÁ ĐỘ THÌ HẠI
Chạy nhảy nhiều quá HẠI GÂN
Nhìn lâu thị HẠI MẮT, TỐN HUYẾT
Ngồi lâu thì HẠI TỲ
Đứng lâu HẠI THẬN, TỔN XƯƠNG
Nằm lâu HẠI PHẾ, TỔN KHÍ
Nằm ngủ lâu HẠI KHÍ
VÀ CŨNG ĐỪNG
Lòng có yêu cũng đừng quá yêu. Lòng có ghét cũng đừng quá ghét
Vị chua vào gan, Vị đắng vào Tâm, Vị ngọt vào Tỳ, Vị cay vào Phế, Vị mặn vào Thận
NHƯNG
Ăn chua nhiều hại tỳ, Ăn đắng nhiều hại phế, Ăn cay nhiều hại gan, Ăn mặn nhiều hại Tâm, Ăn Ngọt nhiều hại Thận.
CÁC VỊ THUỐC BỔ
SINH KHƯƠNG cay bổ GAN, CAM THẢO ngọt bổ TỲ, Hoàng bá đắng bổ thận, Sinh địa bổ Tâm huyết, Bạch truật bổ Tỳ huyết, Xuyên khung bổ can khí, Muối rang mặn bổ thận, Ngũ vị chua bổ phế, Phục Linh bổ tâm khí, Nhâm sâm bổ tỳ khí, Thục địa bổ Thận huyết, Đương Quy bổ can huyết.
CÁC TẠNG PHỦ VÀ CÁC MÀU SẮC, MÙI VỊ, TIẾNG ĐỘNG, DỊCH TIẾT RA
CAN: màu xanh lục, mùi hôi, vị chua, tiếng hét, nước.
Tam: màu đỏ, mùi khét, vị đắng, tiếng nói, mùi hôi.
Tỳ: Màu vàng, mùi thơm, vị ngọt, tiếng ca, nước bọt.
Phế: Màu trắng, mùi tanh, vị cay, tiếng khóc, nước mũi.
Thận: Màu đen, mùi thối, vị mặn, tiếng rện, nước tiểu
BÁT HỘI
Nơi tụ hội của KHÍ LỤC PHỦ: Trung phủ, Của KHÍ NGŨ TẠNG: Chương môn.
Của gân: dương lăng tuyền, của Tuỷ: Tuyệt cốt (Huyền chung của ĐỞM
Của huyết: Cách du (bàng quang), của Xương; Đại trữ (Bàng quang)
Của mạch: Thái uyên (phế), của khí ngoài màng TAM TIÊU: Đản trung
CÁC NƠI TÀNG TRỬ HỒN, PHÁCH, THẦN, Ý, TRÍ, TINH, KHÍ
Đặc tính 1 và 2
ĐẶC TÍNH THỨ NHẤT: ĐẶC TÍNH GIẢM ĐAU
Trong hơn 30 năm thực thi châm cứu phước thiện và sau khi đọc các sách ngoại ngữ về các nhận xét đặc tính của châm cứu cũng như nghiên cứu và áp dụng châm cứu theo Tây y tôi xin xác nhận là châm cứu có Đặc tính làm giảm đau nhanh và bền. Trong khi chữa các bệnh mà cơn đau lên đến tột đỉnh như các ca sỏi thật sỏi mật, ung thư phổi, gan, tử cung, vú, xương, nhức đầu đủ các loại ...tôi nhận thấy giảm đau thật là thần diệu: sau khi châm kim vào và sau 10 đến 15 phút thì cơn đau hoặc im hẵn hoặc dịu dần nếu châm còn chưa đúng điểm đau. Nhưng sau đó cơn đau giảm, giảm và hết bắt đầu từ phút thứ 20. Và nếu lưu kim ít nhất 1 giờ thì cơn đau sẽ kéo dài cả ngày hoặc hơn. Đối với các cơn đau ung thư, sỏi, tiết niệu, tôi thường lấy băng keo dán kim lại và lưu có khi cả ngày. Đối với các trường hợp gãy xương, tôi châm dưới da ngay các chỗ đau và dán băng keo lưu kim cả 2 hay 3 ngày cho dịu hẳn cơn đau (chính tôi đã áp dụng phương pháp này để trị gãy xương cho bản thân) Để giải thích cho tính chất này có sách cho rằng khi cham kim vào tronghai cái đau của bệnh và của kim thì cơn đau của kim gây ra làm át cơn đau của bệnh. Nói như thế là sai.Ngoài ra trong kinh nghiệm và tài liệu tôi được doạ thì sự giảm đau sở dĩ có là vì:
Khi châm cứu sau khi châm cứu vào da nó sẽ kích thích các bạch huyết cầu mạnh lên và làm dịu hệ thống thần kinh trong do có thần kinh đang gây đau và làm giảm đau hay hết đau.
ĐẶC TÍNH THỨ 2 VÀ 3
ĐẶC TÍNHB THỨ BA: KHẢ NĂNG SÁT, DIỆT TRÙNG, DIỆT VIRUS, DIỆT BACTÉRIE
Đặc tính này đã được chứng minh như sau bởi các Bác sĩ pháp đã làm thí nghiệm và bác sĩ được giải Nobel chứng nhận: Trong Bạch huyết cầu có nhiều lymphocytes trong đó có Lymphocytes T (Té là tueur) có tính sát khuẩn rất mạnh vì vậy trong hệ thống miễn nhiễm nếu mạnh th2i các Lymphocytes T sẽ bao vây và tiêu diệt các vi trùng, vi khuẩn, Bactérie một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn các thuốc kháng sinh (antibiotique) và trụ sinh (Sulfamides). Tôi đã ứng dụng trong khi chữa nhiều bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus hay bactérie nên thấy nó hiệu nghiệm hơn uống thuốc kháng sinh nhưng với điều kiện phải làm cho hệ thống miễn nhiễm mạnh lên mới thành công, nếu không thì có châm cũng không hiệu quả mấy. trong các bài viết sau tôi sẽ trình bày cách làm cho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét